Kỹ Năng Giao Tiếp Là Gì? Làm Thế Nào Để Tập Luyện?

Kỹ năng giao tiếp, đây không chỉ là vấn đề tất cả 7,8 tỷ người trên thế giới đều quan tâm không chỉ riêng gì 100 triệu người dân Việt Nam. Một trong những yếu tố quan trọng giúp một người có thể sống hạnh phúc là người quảng giao có đời sống xã hội tốt, và giao tiếp hỗ trợ mạnh mẽ điều đó.

Vậy kỹ năng giao tiếp là gì?

Nếu như chúng ta thường nghĩ đó chỉ là việc mọi người trao đổi thông tin gửi ra những thông điệp bằng việc nói ra những lời cần nói và nghe những điều người khác nói, giường như điều này là chưa đủ bởi vì chúng ta có tới 6 giác quan.

Nếu như chúng ta chỉ tưởng tượng quá trình giao tiếp là hoạt động của ngôn ngữ và các hoạt động khác phi ngôn ngữ, điều này đã rất khái quát về kỹ năng giao tiếp đó là các hoạt động ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để đưa ra những thông điệp trao đổi thông tin lẫn nhau từ đó đạt được kết quả cuối cùng của việc giao tiếp.

Kỹ Năng Giao Tiếp Là Gì? Làm Thế Nào Để Tập Luyện?
Kỹ Năng Giao Tiếp Là Gì? Làm Thế Nào Để Tập Luyện?

Tuy nhiên trong bài viết này chúng ta không chỉ tìm kiếm kỹ năng giao tiếp ở con người mà chúng ta cần nhìn rộng hơn đó là kỹ năng giao tiếp của chúng ta đối với toàn bộ các giống loài khác trên trái đất thậm chí là chúng ta có thể giao tiếp được hay không với những vật nuôi trong nhà, đó là ý tưởng.

Nếu bạn là người quan tâm tới kỹ năng giao tiếp, bạn cũng đã từng nghe qua những cuốn sách như ngôn ngữ Lập trình tư duy hay những cuốn sách nào đó tương tự với việc dùng ngôn ngữ để để đạt được những những kết quả chúng ta mong muốn trong suốt quá trình giao tiếp.

Tuy nhiên đối với cá nhân Thiết Tiến ngôn ngữ lập trình tư duy có vẻ như là khá hẹp đối với việc lập trình tư duy.

Bạn có thể tưởng tượng rằng không chỉ ngôn ngữ Lập trình tư duy (Xem sách về ngôn ngữ lập trình tư duy Tiki)mà tất cả các yếu tố tác động lên tất cả các giác quan của bạn đều giúp hình thành quá trình lập trình tư duy cũng như hình thành quá trình chúng ta giao tiếp cũng như là kết quả của quá trình giao tiếp đó có đạt được mục đích hay không.

Kỹ năng giao tiếp của một người là gì?

Kỹ năng giao tiếp của một người là một bộ kỹ năng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ, hữu hình hoặc vô hình, gồm nhiều kỹ năng nhỏ để giúp cá nhân đó có khả năng truyền đạt, trao đổi thông tin, lắng nghe, phản hồi, ứng xử để đưa ra cách hành vì phù hợp… giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nhất định nào đó.

Trong cuộc sống, bất kể lĩnh vực nào, từ công việc đến gia đình, từ hàng xóm tới bạn bè, từ trong nước hay ngoài nước, từ đơn giản tới phức tạp cũng cần tới giao tiếp. Khi ai đó giao tiếp tốt giúp người nói và người nghe dễ dàng hiểu nhau sẽ gây thiện cảm. Không những vậy, nó còn là chìa khóa của thành công cũng như giúp mở rộng quan hệ,…

  • Trước khi chúng ta xem kỹ năng giao tiếp là gì?
  • Kỹ năng giao tiếp có quan trọng không?
  • Luyện kỹ năng giao tiếp như thế nào?
  • Dùng những kỹ năng nhỏ nào hỗ trợ giao tiếp?

thì chúng ta cần hiểu giao tiếp là gì và giao tiếp ở người là gì, từ đó chúng ta sẽ biết kỹ năng giao tiếp là gì?

Giao tiếp là gì?

Giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể (có thể là một cá thể hay một nhóm) tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu.

Các bước chính vốn có của tất cả các hình thức giao tiếp là:

  • Hình thành động cơ hay lý do giao tiếp.
  • Biên soạn thông điệp (chi tiết hơn về những gì muốn biểu đạt, thể hiện)
  • Mã hóa thông điệp (có thể dưới dạng dữ liệu số, văn bản viết tay, lời nói, hình ảnh, cử chỉ,…).
  • Truyền thông điệp đã mã hóa dưới dạng một chuỗi các tín hiệu bằng một kênh hay phương tiện giao tiếp.
  • Các nguồn gây tiếng ồn tới từ tự nhiên hay từ hoạt động của con người (cả có chủ ý hay vô tình) bắt đầu ảnh hưởng lên chất lượng tín hiệu từ người gửi tới người nhận.
  • Tiếp nhận tín hiệu và lắp ráp lại thông điệp đã được mã hóa từ một chuỗi các tín hiệu đã nhận được.
  • Giải mã thông điệp vừa được lắp ráp lại.
  • Diễn dịch và tạo ý nghĩa cho thông điệp gốc.
  • Các kênh giao tiếp có thể là thị giác, thính giác, xúc giác/chạm (ví dụ: Chữ Braille hay các phương thức vật lý khác), khứu giác, điện từ, hoặc hóa sinh.
  • Giao tiếp của con người độc đáo ở việc sử dụng ngôn ngữ trừu tượng một cách rộng rãi. Sự phát triển của văn minh liên quan mật thiết với sự tiến bộ về viễn thông hay giao tiếp từ xa.

Phân loại

Theo hoạt động

Xét trên hoạt động giao tiếp trong xã hội ta có thể chia thành ba loại:

  • Giao tiếp truyền thống là các mối quan hệ giữa người và người hình thành trong quá trình phát triển xã hội, đó là quan hệ giữa ông bà, cha me, con cái, hàng xóm,…và cuối cùng trở thành văn hoá ứng xử riêng trong xã hội.
  • Giao tiếp chức năng xuất phát từ sự chuyên hoá trong xã hội, ngôn ngữ,…đó là những quy ước, những chuẩn mực, thông lệ chung trong xã hội cho phép mọi người không quen biết nhau, rất khác nhau nhưng khi thực hiện những vai trò xã hội đều sử dụng kiểu giao tiếp đó (như quan hệ giữa sếp và nhân viên, người bán và người mua, chánh án và bị cáo…).
  • Giao tiếp tự do là những quy tắc và mục đích giao tiếp không quy định trước như khuôn mẫu, nó xuất hiện trong quá trình tiếp xúc, tuỳ theo sự phát triển của các mối quan hệ. Loại hình giao tiếp này trong cuộc sống thực tế là vô cùng phong phú, trên cơ sở những thông tin có được và để giải toả xung đột mỗi cá nhân.

Theo tính chất

Xét về hình thức tính chất giao tiếp có bốn loại:

  • Khoảng cách tiếp xúc có hai loại trực tiếp và gián tiếp. Giao tiếp trực tiếp là phương thức mặt đối mặt sử dụng ngôn ngữ nói và phương thức phi ngôn ngữ (cử chỉ, hành động,..) trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp gián tiếp là phương thức thông qua một phương tiện trung gian khác như: thư từ, fax, email,…
  • Số người tham dự gồm các loại như giao tiếp song phương (hai người giao tiếp với nhau), giao tiếp nhóm (trong tập thể)và giao tiếp xã hội (quốc gia, quốc tế,..).
  • Tính chất giao tiếp gồm hai loại chính thức và không chính thức. Giao tiếp chính thức là loại hình giao tiếp có sự ấn định của pháp luật, theo một quy trình đã được thể chế hoá. Giao tiếp không chính thức không có tính ràng buộc hay mang nặng tính cá nhân, nhưng vẫn phải tuân theo các thông lệ, quy ước thông thường.
  • Theo nghề nghiệp như giao tiếp sư phạm, giao tiếp ngoại giao, giao tiếp kinh doanh…

Ngày này khi nói đến giao tiếp Quốc tế, chúng ta thường nghĩ đến giao tiếp bằng tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ Quốc tế, được sử dụng rộng rãi cả về mặt số người sử dụng cũng như các lĩnh vực sử dụng.

Đặc điểm

  • Hết sức phức tạp: ngôn ngữ, cách hiểu
  • Luôn gấp rút
  • Có thể rủi ro
  • Phải đảm bảo hai bên cùng có lợi
  • Vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật

Nguyên tắc

Nguyên tắc trong giao tiếp là những tư tưởng chủ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà người thực hiện giao tiếp phải tuân thủ một cách triệt để. Các nguyên tắc trong giao tiếp gồm:

  • Tôn trọng đối tác
  • Hợp tác để hai bên cùng có lợi
  • Lắng nghe và trao đổi thẳng thắn, ngắn gọn rõ ràng
  • Trao đổi một cách dân chủ dưa trên cơ sở là sự hiểu biết lẫn nhau
  • Phải có thông cảm, kiên nhẫn và chấp nhận trong giao tiếp

Chức năng

  • Chức năng xã hội
  • Trao đổi thông tin
  • Điều khiển
  • Phối hợp
  • Động viên, khuyến khích
  • Chức năng tâm lý
  • Tạo mối quan hệ xã hội
  • Cân bằng cảm xúc
  • Phát triển nhân cách

Phương tiện

Phương tiện giao tiếp là tất cá yếu tố được dùng để thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, mối quan hệ và những tâm lý khác trong một cuộc giao tiếp. Phương tiện giao tiếp gồm hai nhóm: ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Ngôn ngữ

  • Những yếu tố có liện quan đến ngôn ngữ gồm:
  • Nội dung: Nghĩa của từ, lời nói.
  • Tính chất: Ngữ điệu, nhịp điệu, âm điệu

Phi ngôn ngữ

  • Những biểu hiện của nhóm phi ngôn ngữ gồm:
  • Diện mạo: Dáng người, màu da, khuôn mặt,…
  • Nét mặt: Khoảng 2000 nét mặt
  • Nụ cười: Thể hiện cá tính của người giao tiếp
  • Ánh mắt: Thể hiện cá tính của người giao tiếp, đồng thời thể hiện vị thế của người giao tiếp
  • Cử chỉ
  • Tư thế: Bộc lộ cương vị xã hội
  • Không gian giao tiếp
  • Hành vi

Giao tiếp ở người

Giao tiếp ở người là lĩnh vực nghiên cứu cách con người giao tiếp. Giao tiếp của con người được bắt nguồn từ những ý định hợp tác và chia sẻ.

Con người có các khả năng giao tiếp mà các loài vật khác không có, chẳng hạn như con người thể giao tiếp với nhau các vấn đề như thời gian và địa điểm như thể đây là những vật hữu hình.

Người ta cho rằng con người giao tiếp là để cầu viện sự trợ giúp, để báo tin cho người khác, và chia sẻ các thái độ nhằm gắn kết chặt chẽ hơn.

Giao tiếp là một hoạt động chung, phần lớn phụ thuộc vào khả năng giữ sự chú ý chung, chia sẻ kiến thức nền tảng và kinh nghiệm chung để có được nội dung xuyên suốt và giúp sự trao đổi có ý nghĩa.

Các loại hình

Giao tiếp ở người có thể được chia ra thành các loại sau:

  • Giao tiếp với bản thân
  • Giao tiếp giữa hai người trở lên
  • Giao tiếp phi ngôn ngữ
  • Nói
  • Hội thoại
  • Giao tiếp trực quan
  • Chữ viết
  • Thư từ
  • Truyền thông đại chúng
  • Viễn thông
  • Giao tiếp bên trong một nhóm
  • Giao tiếp đại chúng
  • Giao tiếp giữa các nhóm
  • Giao tiếp liên văn hóa

Vậy Kỹ năng giao tiếp của một người là gì?

Kỹ năng giao tiếp của một người là một bộ kỹ năng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ, hữu hình hoặc vô hình, gồm nhiều kỹ năng nhỏ để giúp cá nhân đó có khả năng truyền đạt, trao đổi thông tin, lắng nghe, phản hồi, ứng xử để đưa ra cách hành vì phù hợp… giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nhất định nào đó.

Trong cuộc sống, bất kể lĩnh vực nào, từ công việc đến gia đình, từ hàng xóm tới bạn bè, từ trong nước hay ngoài nước, từ đơn giản tới phức tạp cũng cần tới giao tiếp. Khi ai đó giao tiếp tốt giúp người nói và người nghe dễ dàng hiểu nhau sẽ gây thiện cảm. Không những vậy, nó còn là chìa khóa của thành công cũng như giúp mở rộng quan hệ,…

Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng hỗ trợ hạnh phúc:

Xét ở góc độ lớn nhất là giống loài người là giống loài sống theo quần thể, luôn có bạn bè gia đình, chính vì vậy những người có kỹ năng giao tiếp tốt là những người quảng giao là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho trạng thái hạnh phúc.

Những người kỹ năng giao tiếp yếu sẽ thường ít có mối quan hệ sẻ chia, điều này có thể khiến tâm lý họ dễ rơi trạng thái cô đơn, khi rơi vào trạng thái này thì hệ thống miễn dịch suy giảm do cơ thể người sinh ra một số chất ức chế hệ thống miễn dịch, nên người nào cô đơn lâu sẽ dễ bị bệnh tật ốm yếu.

Bạn có thể xem video cuộc đời hạnh phúc cần điều gì?

bạn sẽ thấy rõ tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp:

YouTube video

9 kỹ năng giao tiếp cơ bản nhất:

Sau khi đã hiểu Kỹ năng giao tiếp là gì, để gặt hái nhiều thành công, bạn nên hiểu và thành thạo những kỹ năng cơ bản như dưới đây.

Kỹ năng giao tiếp với chính bản thân bạn:

Tại sao điều này lại quan trọng và bạn tìm khắp các bài báo khác trên internet sẽ không có kỹ năng này đến thời điểm Thiết Tiến viết bài này, có thể sau này họ sẽ đọc bài này và bổ sung vào các bài báo của họ.

Kỹ năng giao tiếp với chính mình là khi bạn tự hỏi bản thân mình mỗi ngày hay khi bạn uống cà phê một mình. Bạn hỏi:

  • Mình đang làm gì?
  • Việc mình làm có ý nghĩa gì cho mình và cho người khác?
  • Mục đích cuộc đời mình là gì?
  • Mình đến trái đất làm gì? để là một người hữu ích tạo ra các thành tựu cho bản thân và tạo các giá trị tốt cho xã hội hay mình muốn trở thành…abc…bạn hãy tự hỏi mình…
  • Nếu mình muốn thành Elon Musk (Tìm ông này Tiki) thì mình cần làm gì? Học kỹ năng gì? Có học được không? bao giờ học xong? Bao giờ tạo ra thành tựu???
  • Mình muốn là Người giàu nhất thành Babylon (Xem bên Tiki) thì mình cần học gì và làm gì?

Nghe có vẻ buồn cười không? Bạn sẽ thấy không buồn cười khi hầu hết những người đạt thành tựu đáng kể tầm quốc gia hay thế giới họ luôn có kỹ năng này, khi bạn nghiêm túc trả lời thì bạn sẽ nghiêm túc vạch kế hoạch thực hiện, khi bạn nghiêm túc thực hiện thì bạn sẽ có thành tựu của nghiêm túc.

Kỹ năng giao tiếp đầu tiên: Chào hỏi, làm quen, tạm biệt

Gặp nhau thì chào nhau một cái, trước lạ sau quen, biết đâu mon men thành khách hàng tiềm năng cũng nên “Lời chào cao hơn mâm cỗ” mà.

Chào hỏi như là khởi đầu câu chuyện, tùy theo mức độ mối quan hệ lạ quen, thân hay không thân, bạn bè hay xã giao mà chúng ta cần có những câu chào làm sao cho phù hợp và đạt được mức độ thoải mái khởi động ban đầu.

Ví dụ chào lịch sự cho đa số mọi người:

Xin kính chào quý vị và các bạn, mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình thời sự ngày 123 …

Sau khi hết giờ nếu chí có một MC thì họ sẽ đồng thời Cảm ơn bạn theo dõi và Hẹn Gặp Lại, còn nếu như có 2 MC thì một người sẽ Cảm Ơn và một người HẸN GẶP LẠI .

Chào hỏi là điều cực kỳ cơ bản và cần thiết để mở màn một cuộc nói chuyện. Với mỗi đối tượng, câu chào hỏi có thể linh hoạt sao cho phù hợp.

Với người mới quen, câu chào hỏi sẽ lịch sự kèm theo bắt tay. Với bạn bè thân thiết, cách chào hỏi có thể là câu đùa vui, giọng điệu thân mật,…

Kỹ năng chào trong gia đình:

Đây là kỹ năng cần có nếu chúng ta muốn giữ một không khí tốt trong gia đình, kỹ năng này khó vì chúng ta nghĩ rằng là người nhà quá quen rồi nên không cần chào, điều này không hẳn đúng.

Một lời chào: Cháu chào ông, cháu chào bà, con chào bố mẹ, con chào ba mẹ…con đi làm…

Nếu không thì: Con đi làm đây, cháu đi làm đây, ông ở nhà chú ý đàn gà nhé, ông ở nhà trông cháu hộ con…abc

Chắc chắn tâm trạng sẽ vui hơn, không khí gia đình tốt hơn.

Câu chuyện về 1 học trò của Khổng Tử, hỏi :

Thưa thầy làm thế nào để gia đình hạnh phúc?

Khổng Tử trả lời:

Gia đình đặc biệt là có nhiều thế hệ sống chung, giống như một cái cây to. Gia đinh hạnh phúc giống như là các cây to đó phát triển khỏe mạnh đơm hoa kết quả. Vậy theo con thì cần làm thế nào?

Học trò trả lời:

Vâng. Vậy phải chăm sóc cây.

Khổng Tử hỏi:

Uh, vậy theo con cần chăm sóc cây vào đâu để cây xanh tốt, đơm hoa kết trái?

Học trò nghĩ lát rồi trả lời:

Thưa thầy, phải chăm và gốc cây ạ.

Khổng Tử:

Uh, con đã có câu trả lời cho câu hỏi của mình rồi.

Kỹ năng giao tiếp với khách hàng

Bản chất của quá trình giao tiếp với khách hàng là bạn giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ. Khách hàng muốn thoái khỏi trạng thái hiện tại của họ, họ chán trạng thái hiện tại họ cần đến một trạng thái mới, trạng thái vấn đề được giải quyết.

Vậy bạn là người giữa, giữa khách hàng và sản phẩm dịch vụ của bạn, việc bạn cần làm là hiểu khách hàng thực sự cần gì, động lực gì khiến khách hàng cần tìm giải pháp, tiếp theo bạn là người trung gian kết nối cách giải quyết vấn đề của khách hàng với sản phẩm dịch vụ tốt bạn có.

Tóm lại:

  • Bạn cần hỏi câu hỏi để hiểu khách hàng
  • Lăng nghe họ, mang sổ ra ghi như là đi học 1 chuyên gia, điều này khiến khách hàng thấy bạn quan tâm họ, muốn giúp họ, sự tín nhiệm tăng lên, khả năng chốt đơn cao
  • Đưa ra giải pháp phù hợp với khách hàng: Khách hàng cá nhân, công ty… sẽ khác nhau
  • Nghĩ những lời từ chối hay phản đối hoặc thiếu tin tưởng với sản phẩm từ đó đưa ra cách trả lời thuyết phục, dựa trên những điều bạn ghì, vì không khách hàng nào phản đối chính suy nghĩ của họ.

Những công ty top thế giới với đơn hàng lớn họ xác định để chốt đơn 1 khách hàng lớn, từ lần giao tiếp đầu tiên đến lúc chôt là 7 tháng. Hãy bền trí!

Kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng vì bản chất giao tiếp là trao đổi thông tin, không có những câu hỏi đúng thì toàn bộ quá trình giao tiếp sẽ đi chệch hướng mục đích cuối cùng. Bạn cần hỏi đúng tùy tình huống, tùy trường hợp, tùy không gian thời gian, tùy tâm trạng người bạn hỏi…. để hướng tới đích cuối.

Tưởng chừng đặt câu hỏi là một việc làm quá đỗi dễ dàng, ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, sự thật là đặt câu hỏi cũng cần thông minh và nên biết khi nào đặt câu hỏi.

Ví dụ Thiết Tiến đang vận hành một hệ thống sửa chữa điện lạnh toàn thành phố Hà Nội.

Khách gọi điện hỏi:

Alo bên em có sửa máy giặt không?

  • Vâng, chào anh chị, ThoDienLanh24h giúp gì được ạ (tông giọng hồ hởi muốn tìm hiều giúp đỡ)

Máy giặt nhà anh mới qua dùng bình thường, nay bật nó lỗi nháy đèn, tắt bật rồi không được.

  • Vâng, máy giặt nhà mình hiệu nào anh nhỉ?

À máy Toshiba

  • Toshiba là máy bền đấy anh, anh chọn thương hiệu chuẩn đấy. Máy anh dùng lâu chưa? Anh bảo dưỡng lần gần nhất là khi nào?

2 năm anh dùng chả bảo dưỡng gì.

  • Vâng, bây giờ em sẽ chuyển anh cho trưởng phòng kỹ thuật, sẽ gọi lại tư vấn cụ thể cho anh, nếu có thể tự sửa được anh có thời gian, bên em tư vấn miễn phí, nếu không thì các anh kỹ thuật sẽ hẹn lịch để tiện nhất cho công việc của anh.

Ok

Mình chuyển cho  anh kỹ thuật mấy vấn đề hỏng học, bảo anh ý tư vấn kỹ thuật hẹn lịch sửa. Done Deal!

Trong cuộc nói chuyện, nếu chỉ lắng nghe thụ động thì người kia sẽ thấy nhàm và như đang nói chuyện một mình. Hãy chủ động lắng nghe rồi trao đổi thông tin qua lại giúp cuộc nói chuyện trở nên ý nghĩa.

Mục đích là hài hòa, giúp đỡ, hỏi câu hỏi gợi ý nối dài câu chuyện…hay dừng phụ thuộc mục đích của cuộc giao tiếp.

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

“Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”.

Nói phải có người nghe, kỹ năng nghe là một trong yếu tố quyết định việc giao tiếp có đạt được thành công và đạt được mục đích cuối cùng hay không.

Lắng nghe quan trọng như việc tôn trọng người khác, như giáo viên trong lớp học mà học sinh chăm chú lắng nghe, như cô ca sĩ hãt trên sân khấu mà tất cả khán giả hướng về từng lời của ca sĩ. Đây thực sự là một kỹ năng quan trọng.

Hãy nhìn Bill Gates lắng nghe, thi thoảng ông mỉm cười, gật đầu hay đưa các cử chi giao tiếp mắt…đưa ra câu trả lời phù hợp.

YouTube video

Kỹ năng quan sát trong giao tiếp

Quan sát làm gì, bản chất là hiểu người bạn đang muốn giao tiếp hoặc sắp giao tiếp với anh ta cô ta. Về phần sức khỏe vật lý về biển hiện bên ngoài, tâm trạng, ăn mặc…

Kỹ năng này sẽ giúp bạn biết cách điều chỉnh hành vi và lời nói cho phù hợp. Ví dụ, khi người nói đang vui vẻ, bạn có thể tiếp tục cười đùa, tám dóc.

Hãy đọc qua cuốn “Ngôn ngữ cơ thể” để thấy bạn có thể hiểu gì về một người qua bên ngoài.

Ngôn ngữ cơ thể
Sách Ngôn ngữ cơ thể

Nhưng khi người nói đang tức giận, thay vì cứ mải “chém”, bạn nên để họ yên tĩnh. Hoặc bạn hãy tìm cách giúp họ “giải nhiệt”. Hoặc khi người nói buồn chán, hãy nói những lời an ủi họ,…

Với các khách hàng, nếu biết quan sát, bạn có thể dễ dàng bắt được “sóng”. Bạn sẽ biết được rằng liệu họ đã “rung rinh” với sản phẩm hay những gì bạn nói hay chưa? Từ đó, bạn sẽ biết thời điểm để tiếp tục thuyết phục và “chốt đơn”.

Kỹ năng quan sát giúp bạn điều chỉnh hành vi phù hợp trong giao tiếp

Kỹ năng thuyết phục

Không phải ai cũng biết điều họ cần biết, thứ họ cần mua hoặc không mua, những người có nhiều kinh nghiệm chia sẻ cho người ít hơn… và khi họ chưa hiểu ra, bạn cần thuyết phục…

Nhiều người dùng kỹ năng này vào việc tốt, bán sản phẩm dịch vụ tốt nhưng không ít người dùng để làm việc không tốt.

Bạn có xem Shark Tank chứ, bạn là người thuyết phục các Shark về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, cần cần thuyết phục như thế nào?

Tại đó có những Shark lĩnh vực này kia, họ quan tâm đến kinh doanh sinh lời và họ muốn lời lớn, nếu như deal của bạn không đáp ứng một số yếu tố của họ thì câu trả lời là:

Tôi thấy Deal của em thú vị nhưng vì (nó nhỏ quá, nếu năm thu 100 tỷ thì anh quan tâm, hay anh cũng có team làm mảng này rồi, hay tôi thấy không phải định hướng của mình trong tương lai, hay nó tách xa hệ sinh thái anh đang tạo dựng hay tiềm năng sống được thì ok nhưng tiềm năng to hẳn vươn tầm Global thì chưa, hay anh thích mảng công nghệ hơn….abc)… Tôi không thích em, nên tôi quyết định không đầu tư.

Sản phẩm dịch vụ đủ tốt, đủ đáp ứng khẩu vi của các Shark, hay nghiên cứu họ và…NGƯỜI lên đưa ra deal nên là người sáng lập và có khả năng thuyết phục….tài hùng biện không chỉ nằm ở lời nói mà còn nằm ở ngôn ngữ cơ thể.

Do đó, để nâng cao kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp, hãy chú ý tới vị trí đầu, lưng, cơ mặt,… Không nên ngẩng cao đầu quá so với đối phương mà nên giữ tư thế phù hợp.

Việc cúi đầu khi nói chuyện không chỉ khiến bạn mất vị thế mà còn khiến lời nói như bị nghẹn ở cổ. Khi đó, hơi khó thoát ra khiến việc diễn ra không được rõ ràng, ảnh hưởng cuộc nói chuyện.

Tùy tình huống việc cúi đầu có thể hiệu quả, tùy tình huống không…cần tinh tế lắm.

Thêm nữa, muốn thuyết phục người khác, bạn cần tạo dựng được lòng tin cho họ. Nắm bắt sự tương đồng với người nghe, luôn có dẫn chứng và lập luận chặt chẽ. Với mỗi người, bạn cũng cần nghiên cứu tâm trạng, tính cách người nghe để đưa ra lời nói phù hợp.

Kỹ năng làm việc nhóm

Bản chất là phối hợp hài hòa những người trong nhóm để tận dụng sức mạnh tập thể, tất cả những người thành công đều có kỹ năng này vì đó chính là ĐÒN BẨY.

Bạn không thể tự tay làm hết mọi việc tới khi thành phẩm, bạn cần đòn bẩy là nhóm của bạn.

Có một sự thật là, bạn có thể rất xuất sắc, làm rất tốt khi một mình nhưng khi làm việc với người khác thì không.

Việc phối hợp, làm việc chung có vai trò quan trọng, mang lại những hiệu quả nhất định. Khi làm teamwork, mỗi cá nhân sẽ giảm được áp lực. Đồng thời, mọi người có thể phát huy thế mạnh, bù đắp khuyết điểm cho nhau.

Làm việc nhóm là một trong những yêu cầu cần thiết của mọi công việc hiện nay. Các doanh nghiệp nước này rất chú trọng tới kỹ năng giao tiếp cơ bản này.

Làm việc nhóm là 1 kỹ năng giao tiếp cơ bản trong cuộc sống

Để giao tiếp, kết hợp với mọi người hiệu quả, bạn cần biết cách dung hòa. Đừng ngại thể hiện quan điểm của mình. Học cách lắng nghe và thấu hiểu. Tôn trọng ý kiến của các thành viên. Có trách nhiệm với công việc. Xây dựng lòng tin giữa các thành viên,…

Kỹ năng làm việc nhóm này với nhóm khác:

Kỹ năng này hẳn là những người đứng đầu hay những leader thường quan tâm hơn là một cá nhân, bản chất là người này có thể liên kết được các nhóm với nhau, vì dụ như:

  • Phòng kinh doanh với phòng kỹ thuật
  • Phòng tài chính kế toán với phòng kinh doanh
  • Phòng quản lý tổng thế với các phòng ban khác…

nếu như kỹ năng này không hài hòa sẽ dẫn đến xung đột hoặc nhầm công việc hoặc là trùng lặp hoặc tốn nguồn lực nhưng hiệu quả không cao… Đây cũng là một kỹ năng giao tiếp giúp “ăn khớp” các “mô đun” này với nhau tạo ra cỗ máy hoạt động trơn tru.

Kỹ năng xử lý tình huống

Trước khi xử lý được tình huống, bạn cần làm gì bạn biết không???

Là ĐỌC ĐÚNG TÌNH HUỐNG

  • Bạn đưa tiền cho anh nghiện rượu thì anh ta dùng nó để mua rượu.
  • Bạn đưa tiền cho người giỏi kinh doanh anh ta sẽ phóng đại lợi nhuận nhiều lần
  • Bạn cổ vũ tăng động lực tăng nhiệt tình cho anh chàng chuyên gây rắc rồi hay phá hoại bạn sẽ có MỘT CỖ MÁY ĐẠI PHÁ HOẠI

Trong giao tiếp, bạn cần linh hoạt xử lý tình huống, đôi khi là tình huống “dở khóc dở cười”. Một số gợi ý giúp xử lý tình huống hiệu quả là: biết lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ. Nắm bắt tâm lý, quản lý cảm xúc cũng là những lời khuyên hữu ích trong trường hợp này.

Ví dụ: Khách hàng chê sản phẩm, phàn nàn về dịch vụ, đòi đổi, trả và yêu cầu bồi thường.

  • Bạn sẽ xử lý tình huống này thế nào?
  • Bạn sẽ tỏ thái độ khó chịu và nói thẳng với khách hàng là không được đổi, trả?
  • Bạn nói khách hàng rằng họ quá khó tính và đòi hỏi vô lý?

Xử lý không khéo một chút thôi là có thể mất khách, thậm chí còn làm to chuyện nữa đấy. Trong tình huống này, các “chuyên gia” giao tiếp gợi ý như sau:

  • Không nên tranh cãi, hãy lắng nghe, kiểm tra thông tin khách hàng
  • Thể hiện sự thông cảm với khách hàng, kèm theo lời xin lỗi, rất tiếc,…
  • Làm rõ vấn đề của khách hàng rồi đưa ra cách giải quyết hợp lý. Nếu khách đòi trả và hoàn tiền, nhẹ nhàng gợi ý rằng cửa hàng không có chính sách đó. Và khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm khác với giá trị tương đương.
  • Đừng quên kiểm tra sự hài lòng của khách hàng xem như vậy đã ổn chưa.

Kỹ năng giao tiếp nói Không – không mất lòng:

Trong nhiều tình huống cuộc sống có phải sẽ rất miễn cưỡng khi bạn đồng ý đúng hông, vậy bạn muốn từ chối thế nào để không mất lòng đây.

Bạn rủ đi nhậu không muốn đi nhưng không muốn mất lòng, làm sao nhỉ.

  • Ê đi nhậu đi, nay nghỉ làm sớm, ra quán chỗ cũ nhé!
  • Nhậu à, hay vậy, chỗ abc đấy phải không, tao còn nhớ món def ngon phải biết, mấy giờ mày?
  • 5h chiều nhé.
  • 5h à, thôi chết dở, tao thèm món def, bia chỗ đấy bia tươi xịn xò giá phải chăng, lâu không gặp anh em nhưng bữa nay 5h chiều mẹ vợ tao lên, tao phải qua đón bà, thèm lắm nhưng thôi tạo hẹn bữa khác nhé…!

 

Nhưng lần sau bạn phải đi nhậu nhé….tùy bạn.

Đó là 1 ví dụ, với mỗi người hay mỗi tình huống với các mối quan hệ khác nhau bạn sẽ chọn phù hợp, nếu bạn không muốn đi nhậu nữa, sau vài lần thế họ sẽ không gọi bạn nữa…

Kỹ năng giao tiếp khác:

Ngoài những kỹ năng trên, còn rất nhiều kỹ năng giao tiếp khác bạn nên tham khảo và học hỏi. Đó là kỹ năng diễn đạt trôi chảy vào vấn đề tránh “Vòng Vo Tam Quốc”, kỹ năng mời hẹn, kỹ năng kiểm soát cảm xúc,…

Kỹ năng sử dụng các phương tiện như internet để giao tiếp…. nhưng đó chỉ là những phương tiện…

Kỹ năng DÙNG MÌNH

Làm thế rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Để rèn kỹ năng nào đó trên đời ư, thậm chí là bất kỳ kỹ năng nào ư, tất nhiên có cả kỹ năng giao tiếp, ĐƠN GIẢN nhưng KHÔNG DỄ DÀNG.

Lê Nin: Học, học nữa, học mãi. 

Học phải đi đôi với hành.

Lý Tiểu Long:

“Tôi không sợ 1 người có 10 000 thế đá, tôi sợ 1 người có 1 thế đá nhưng anh ta tập 10 000 lần.”

Chỉ vài câu triết lý trên bạn hoàn toàn có thể học được hầu hết các kỹ năng trên đời.

Có những người được coi là “sinh ra đã ở vạch đích” – có tài ăn nói, hoạt ngôn, dễ bắt chuyện,… nhưng

“Ngọc kia không dũa không mài, cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi”

Ai cũng có những cơ hội riêng, cũng có thể chạm tới thành công nếu không ngừng phấn đấu. Để rèn luyện kỹ năng giao tiếp thật tốt, bạn nên:

  • Mạnh dạn, tự tin làm quen với mọi người, kể cả người lạ.
  • Học từ tất cả mọi thứ xung quanh bạn, mọi thứ hay dở đều có cái để họ, để rút kinh nghiệm
  • Tích cực tham gia các hoạt động tập thể để trải nghiệm, rèn luyện và tích lũy kỹ năng.
  • Kết bạn với những người giao tiếp tốt để học hỏi, nâng cao khả năng.
  • Không ngại để người khác góp ý. Người khác có thể dễ dàng nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bạn. Hãy nhờ họ góp ý để biết cách phát huy, khắc phục từ đó nâng cao khả năng giao tiếp.
  • Tạo dựng hình ảnh cá nhân, tạo dựng phong thái tự tin khi giao tiếp.
  • Không quá phụ thuộc và internet và mạng xã hội: Kiến thức rất hữu ích nhưng trải nghiệm mới là quan trọng. Hãy lên kế hoạch cho các buổi “chém gió thành bão”,…

 

Hạ cái tôi cá nhân xuống học hỏi liên tục

Học Kỹ năng giao tiếp từ sách và thực hành liên tục:

Học từ sự khôn ngoan của người khác sau đó thực hành để đưa ra cái riêng cho bản thân mình, học trong sách hay và mang ra áp dụng rồi rút kinh nghiệm riêng là cách nhanh nhất.

[content-egg module=AE__tikivn template=list hide=price]

Tìm thêm tại Shopee

Tìm thêm tại Lazada

Hãy chia sẻ bài viết cho mọi người nếu bạn thấy nó hữu ích.

Bài viết được Thiết Tiến dựa trên chút kinh nghiệm nhỏ khi vận hành một số dịch vụ phục vụ cuộc sống và tham khảo các tài liệu uy tín như bách khoa toàn thư:

Đinh Tiến Thiết

Kỹ Sư - business man - Free man

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, chúc sức khỏe, giàu có hạnh phúc đến với bạn và gia đình!

Bạn đang vào blog kẻ lười tên là Đinh Tiến Thiết, trước đây hơn 1 thập kỷ là một Kỹ Sư Xây Dựng Công Trình Giao Thông - Đại Học Giao Thông Vận Tải nhưng hiện tại đang vận hành vài hệ thống kinh doanh địa phương và ngoài địa phương 100 triệu dân.

Các dịch vụ trong lĩnh vực năng lượng điện dân dụng Điện Lạnh, cho đến các sản phẩm thảo dược đến dịch vụ làm đẹp cao cấp.

Hi vọng một vài điều chia sẻ ít ỏi Thô Bỉ từ sự hiểu biết hữu hạn của mình sẽ mang lại vài giá trị nhỏ nào đó trong công việc cũng như cuộc sống của bạn!

Mong muốn bản thân kỷ luật để thành công, dù hứa 5 lần 7 lượt bỏ rượu bia vài năm trước nhưng giờ vẫn uống lại còn thêm cà phê, chè cháo chất kích thích vẫn rít đều hàng ngày, cũng thử rèn chế độ ăn cho người khoe khỏe chút nhưng...

...qua quán thịt nướng vẫn thấy thơm lắm, tự thấy bản thân là kẻ phàm phu, e rằng không biết bao lâu nữa mới thành chính quả lấy được chân kinh.

Đinh Tiến Thiết

Đinh Tiến Thiết

Tôi Có Thể Giúp Gì Bạn Không? Vâng Có thưa Quý Vị

Dịch vụ này cung cấp ĐỊNH VỊ GIÁ TRỊ trên internet cho cá nhân hay đơn vị kinh doanh siêu nhỏ hoạt động dựa trên dịch vụ phục vụ khách hàng!

TƯ VẤN

"Nếu không làm Marketing thì thôi, quên nó đi, để nó ngoài vùng quan tâm trong não, còn nếu đã làm Marketing thì phải làm Marketing Định Vị Giá Trị. Bất kể một hoạt động marketing nào mà không chạy trên nền tảng Định Vị Giá Trị... nó chỉ là một sự phí phạm thời gian năng lượng. Điều này luôn luôn áp dụng được bất kể đâu miễn là có con người tồn tại!" - Đinh Tiến Thiết -