Trong giới đầu tư kinh doanh chúng ta không thể không nhắc tới Warren buffett, ông được mệnh danh là nhà hiền triết Omaha, tuy nhiên đằng sau những quyết định đầu tư của ông luôn có một người bạn chí cốt bạn thân thiết, người bạn này cũng là một tỷ phú đôla giàu có.
Người đàn ông đó chính là Charlie Munger hơn Warren 5 tuổi, ông là một người học rộng hiểu biết về tất cả các lĩnh vực vạn vật khác vũ trụ này.
Ông là người ham học hỏi và biết được cái cách vận hành của thế giới cảm nhận được cái cách chúng ta phải làm những điều gì và như thế nào trên thế giới để đạt được điều chúng ta muốn không chỉ vì tiền bạc mà còn về những vấn đề này tuyệt vời hơn thế đó là hạnh phúc. Hãy cùng Dinh Tien Thiet.com tìm hiểu về người đàn ông này!
Charlie Munger cả đời theo đuổi hai thứ. Kết quả, ông trở thành một người có suy nghĩ độc lập, lý tính, tự do và vui vẻ. Đây mới là điểm đáng để chúng ta ngưỡng mộ và học hỏi.
Charlie Munger là người có vốn kiến thức uyên sâu, ngay từ nhỏ ông đã thể hiện sự hiếu kì với vạn vật xung quanh, thích đọc sách, luôn hỏi vì sao.
Ông từng học Toán ứng dụng tại Đại học Michigan, sau đó đến Viện Công nghệ California nghiên cứu về nhiệt động lực học và khí tượng học, và cuối cùng tới Harvard để học luật.
Tôi khuyên mọi người nên xem tác phẩm “Poor Charlie’s Almanack”, một tập hợp các bài phát biểu và nói chuyện của Charlie Munger, được biên soạn bởi tác giả Peter D. Kaufman để hiểu vì sao Charlie Munger có thể trở thành một nhân cách tuyệt vời, và làm thế nào ông có thể sống một cuộc sống hạnh phúc trong thế giới này.
Tôi cũng hy vọng rằng xã hội của chúng ta sẽ ngày càng có nhiều người tài giỏi như họ, thay vì ngày càng trở nên khan hiếm.
Chúng ta đều cần một người bạn đồng hành như Charlie Munger
Sau khi tốt nghiệp trường luật Harvard vào năm 1948, Charlie Munger đã tới tòa án California làm một luật sư.
Sau một vài năm làm luật sư, Munger bắt đầu thử đầu tư vào một số dự án chứng khoán và thương mại, sau đó là đầu tư bất động sản.
Bước ngoặt cuộc đời Munger xảy ra ở tuổi 34 khi ông gặp Warren Buffett, người trẻ hơn ông 5 tuổi.
Điều đặc biệt đó là hai người dường như là một cặp trời sinh, cả hai đều lớn lên ở một thị trấn nhỏ ở Omaha, tính cách rất giống nhau, họ tò mò, thích suy nghĩ, giỏi biện luận, thích đọc và đều là những nhà đầu tư tài năng.
Hai người nhanh chóng trở thành những người bạn thân thiết, cùng nhau làm việc, cùng nhau tạo ra một công ty đầu tư và lịch sử đầu tư rực rỡ nhất trong lịch sử loài người.
Theo Warren Buffett, suy nghĩ và tầm nhìn của Charlie Munger cho phép ông tiến hóa từ đười ươi thành người với một tốc độ phi thường, tiền bạc ngày càng nhiều hơn, cuộc sống ngày một phong phú hơn.
Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng Charlie Munger chính là “King Maker” đằng sau Warren Buffett. Nhưng tôi nghĩ điều này không chính xác lắm.
Tôi nghĩ Charlie Munger thực sự là “Idea Bumper” tốt nhất, là bộ đệm sáng tạo của Warren Buffett. Tại sao lại nói vậy?
Bởi vì khi Warren Buffett có một ý tưởng nào đó, Charlie Munger là người phù hợp nhất để ông tìm tới và thảo luận.
Trong cuộc sống của chúng ta, bất kỳ ai trong chúng ta cũng sẽ gặp phải tình huống này: Đôi khi khi chúng ta có một ý tưởng, hoặc khi chúng ta rất phân vân, hoặc thậm chí cả khi chúng ta không nghĩ ra được ý tưởng nào, tất cả chúng ta đều muốn có một “Wise man” bên cạnh, một người thông minh, khôn ngoan đến thảo luận với mình.
Người đàn ông khôn ngoan này sẽ khiến chúng ta có cảm giác vui vẻ và được “khai thông”.
Và, Charlie Munger chính là “Wise man” của Warren Buffett. Mỗi chúng ta, ai cũng nên tìm cho mình một Charlie Munger ở bên cạnh.
Charlie Munger: coi tiền bạc, sự giàu có là ý nghĩa duy nhất của cuộc sống, đó là điều đáng buồn
Charlie Munger thừa nhận rằng ông và Warren Buffett có chung sở thích và định hướng giá trị: suy nghĩ nghiêm túc, dùng trí tuệ của mình đi đầu tư để có được nhiều tài sản hơn, và rồi đem tặng số tài sản này cho những người cần tới chúng.
Trong mắt mọi người, Charlie Munger là người không hề quan tâm đến tiền bạc. Ông đam mê từ thiện, tham gia trong hội đồng của kha khá các tổ chức từ thiện, còn từng quyên góp 60 triệu đô la cho Đại học Stanford…
Nhưng Charlie Munger cũng từng nói rằng tiền rất quan trọng với ông, bởi lẽ có nó, ông mới có tự do.
Nhiều người đánh đồng “tiền” với “ý nghĩa của cuộc sống” và kết quả là biến cuộc sống trở nên rất đáng buồn. Charlie Munger thì khác, ông chỉ xem tiền là phương tiện để giúp ông làm được nhiều việc hơn.
Ông có một cái nhìn rất độc lập về tiền bạc, cuộc sống và một thái độ sống cởi mở . Đặc biệt, là một nhà đầu tư nổi tiếng với khối tài sản khổng lồ, khoảng 1,7 tỷ đô la Mỹ, nhưng mỗi lần đi xa, Munger chỉ ngồi máy bay hạng phổ thông như bao người.
Trí tuệ của Charlie Munger ẩn giấu dưới những lời nói và hành động của ông, và nó được thể hiện ra ở mọi lúc và mọi nơi, giống như ánh mặt trời không thể bị che lấp, rất thu hút lòng người.
Con người sống trên đời, quan trọng nhất là một bộ óc tự do
Charlie Munger đã truyền cho chúng ta rất nhiều cảm hứng.
Đầu tiên, con người sống ở đời, điều quan trọng nhất là có một trái tim tự do, một cái đầu tự do để có thể suy nghĩ một cách độc lập và tự do.
Trong cuốn sách “Poor Charlie’s Almanack”, Munger nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tư duy ngược và tư duy mang tính phê phán.
Từ đó đưa ra lời khuyên tiêu biểu nhất cho các nhà đầu tư: khi các nhà đầu tư khác sợ hãi, bạn phải mạnh dạn và dũng cảm, khi các nhà đầu tư khác đổ xô, bạn nên thận trọng và cân nhắc rút lui.
Đây là chìa khóa để phân biệt các nhà đầu tư giỏi với các nhà đầu tư tầm thường, người thông minh và người bình thường.
Khả năng tư duy ngược không chỉ quan trọng đối với các nhà đầu tư, mà còn là khả năng mà bất cứ ai cũng cần phải thành thạo.
Thứ hai, tránh tâm lý bầy đàn, đừng vì những áp lực tới từ đồng nghiệp mà đi làm những việc không phù hợp với bạn.
Đây cũng là một khái niệm trong xã hội học. Chẳng hạn, một cô bé nhìn thấy một người bạn của mình mặc một chiếc váy rất đẹp, và khi về nhà, cô bé lớn tiếng với mẹ, đòi mẹ mua chiếc váy đó cho bằng được.
Con trai thường có tâm lý so sánh và sĩ diện cao hơn, thấy bạn leo được dãy Hoàng Sơn, hôm khác mình nhất định phải leo lên được Himalaya.
Một ví dụ khác, khi khủng hoảng kinh tế đến, một ông chủ sẽ bán hay sẽ kiên quyết giữ lại công ty của mình?
Trên thực tế, bất luận là người trẻ tuổi hay người từng trải, ai cũng đã từng rơi vào những trường hợp như vậy.
Muốn tránh được những tình huống như này, chúng ta phải có chính kiến riêng, kỉ luật và nhẫn nại. Vậy mới có điểm thứ 3, tôi luyện nội tâm trở nên mạnh mẽ sao cho đủ để đấu tranh được với cái bản tính ham muốn vốn có của con người.
Charlie Munger là một người vô cùng tự giác kỉ luật. Mỗi lần họp với người khác ông đều tới nơi hẹn trước 45 phút, vừa đọc sách xem báo, vừa ngồi đợi đối phương. Người có thể làm được như vậy, quả thực không nhiều.
Lời kết
Tôi cho rằng, thứ mà con người theo đuổi chỉ có hai loại: một là theo đuổi trải cảm giác trải nghiệm hạnh phúc, chẳng hạn như được ăn những món ăn ngon, được ngắm những cảnh đẹp, thông qua sự hưởng thụ, thông qua thú vui thường nhật khiến bản thân cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc cả về thể xác lẫn tinh thần.
Hai là theo đuổi ý nghĩa, nghĩ và hiểu tại sao mình sống, vì sao mình lại làm điều này mà không làm chuyện kia, vì sao mình kết bạn với họ mà không phải là với người khác…
Charlie Munger cả đời cũng theo đuổi hai thứ này. Kết quả, ông trở thành một người có suy nghĩ độc lập, lý tính, tự do và vui vẻ. Đây mới là điểm đáng để chúng ta ngưỡng mộ và học hỏi. Tham Khảo Nguồn: Cafebiz
Hãy Chọn Những Cuốn Sách Hay Đầu Tư:
[content-egg module=AE__tikivn template=list limit=2 hide=price]
[content-egg module=AE__shopeevn template=list limit=1 hide=price]
Xem Thêm:
[content-egg module=AE__lazadavn template=list limit=1 hide=price]