Bạn Có Thể Cảm Nhận Ngay Hạnh Phúc Từ Người Đánh Giày Này

Tiền bạc luôn là một trong những vấn đề cuộc sống, đây có thể nói là một phương tiện để chúng ta tạo ra mục đích sống cuối cùng của mình.

Một người đàn ông mà trong một năm ông ta chỉ kiếm được khoảng 10 ngàn đô la nhưng số tiền quyên góp cho bệnh viện và những trẻ em có hoàn cảnh như thế để chữa trị bệnh tật lên tới 200 000 usd.

Dưới đây là một câu chuyện giúp chúng ta ta nhìn thấu được rất nhiều giá trị của cuộc sống, mời bạn theo dõi.

Mấy ai có thể biết được người đàn ông hào phóng đã quyên góp hơn 200.000 đô la Mỹ tiền tip của mình trong 30 năm làm việc chính là một người đánh giày, toàn bộ số tiền tip ông đều dành dụm để quyên vào quỹ Free Care do bệnh viện thành lập chuyên giúp đỡ trẻ em không có bảo hiểm y tế chữa trị.

Ông Albert Lexie đã dành nửa cuộc đời đánh giày tại Bệnh viện nhi UPMC ở thành phố Pittsburgh, Mỹ. (Ảnh: Youtube)
Ông Albert Lexie đã dành nửa cuộc đời đánh giày tại Bệnh viện nhi UPMC ở thành phố Pittsburgh, Mỹ. (Ảnh: Youtube)

Albert Lexie đã dành nửa cuộc đời đánh giày tại Bệnh viện nhi UPMC ở thành phố Pittsburgh, Mỹ. Và ông đã quyên góp tất cả số tiền tip của mình cho Quỹ Free Care do bệnh viện thành lập chuyên giúp đỡ trẻ em không có bảo hiểm y tế chữa trị.

Albert sinh năm 1942. Từ khi 15 tuổi, thời còn học trung học ông đã sắm một bộ dụng cụ đánh giày. Thỉnh thoảng ông dùng nó để kiếm tiền tiêu vặt.

Vì nhiều lý do, ông không học đại học. Vào năm 1981, ông bắt đầu đánh giày cho các y bác sĩ và gia đình bệnh nhân ở Bệnh viện nhi Pittsburgh.

Mỗi buổi sáng, ông rời nhà vào lúc 5h50 sáng và bắt 3 chuyến xe buýt để đến Bệnh viện nhi Pittsburgh từ thị trấn quê nhà Monessen ở bang Pennsylvania trên hành trình dài khoảng 2 giờ đồng hồ. Ông làm công việc này trong suốt hơn 30 năm.

YouTube video

Mặc dù nghề nghiệp của ông không giống với những người mặc áo blouse trắng mà ông phục vụ, nhưng sự tận tâm của ông trong công việc với sự tập trung và chuyên nghiệp thì không hề thua kém.

Khách hàng của ông đều rất hài lòng. Ông thu 5 đô la cho mỗi lần đánh giày, nhưng mọi người thường tip cho ông thêm 1 đô la hoặc hơn. Ông luôn giữ lại những khoản tiền tip đó và gửi cho Quỹ Free Care mỗi tuần.

Khoản quyên góp hàng tuần có khi lên tới hàng trăm đô la. Có lần, trong kỳ nghỉ Giáng sinh, một bác sĩ thậm chí còn tip cho ông 50 đô la.

Trong 30 năm ông làm việc ở đó, tổng số tiền quyên góp của ông đã vượt quá 200.000 đô la Mỹ, mặc dù bản thân ông chỉ kiếm được khoảng 10.000 đô la mỗi năm.

“Tôi nghĩ Albert là một biểu tượng của lòng nhân ái và sự rộng rãi. Ông ấy là mẫu người đặc biệt thế giới ai cũng mong chờ” – chủ tịch bệnh viện nhi Chris Gessner ca ngợi người đàn đông có gương mặt phúc hậu.

Chủ tịch Gessner kể lại lần đầu tiên ông gặp người đánh giày Albert là cách đây 18 năm khi ông bước vào một cuộc họp ở bệnh viện, trong đó hầu hết mọi người không ai mang giày.

“Tôi để ý nhiều người không mang giày. Tôi hỏi chuyện gì vậy, họ đáp vui vẻ: ‘Do Albert đó, ông ấy đang đánh giày ngoài hành lang’” – ông chủ tịch bệnh viện nhớ lại.

Câu chuyện của ông Albert dần dần nổi tiếng khắp bệnh viện và thậm chí xa hơn. Nhờ tấm lòng của mình, ông đã được tặng tấm vé xe buýt đi miễn phí suốt đời hồi năm 1999.

Cũng vào năm đó, trường trung học của ông trước đây đã trao tặng ông giấy chứng nhận danh dự. Ông còn được trao tặng Huy chương Jefferson dành cho Công dân xuất sắc năm 1997, Giải thưởng Nhà từ thiện xuất sắc năm 2001 và nhiều danh hiệu khác.

Vào năm 2012, Công ty sách RoseDog và Bệnh viện nhi Pittsburg đã xuất bản cuốn tiểu sử của ông mang tên ‘Albert’s Kids: The Heroic Work of Shining Shoes for Sick Children’ (Tạm dịch: Những đứa trẻ của Albert: Công trình anh hùng về những đôi giày sáng ngời cho trẻ em bị bệnh).

Công ty sách RoseDog và Bệnh viện nhi Pittsburg đã xuất bản cuốn tiểu sử của ông mang tên ‘Albert’s Kids: The Heroic Work of Shining Shoes for Sick Children’ (Tạm dịch: Những đứa trẻ của Albert: Công trình anh hùng về những đôi giày sáng ngời cho trẻ em bị bệnh). (Ảnh: Youtube)
Công ty sách RoseDog và Bệnh viện nhi Pittsburg đã xuất bản cuốn tiểu sử của ông mang tên ‘Albert’s Kids: The Heroic Work of Shining Shoes for Sick Children’ (Tạm dịch: Những đứa trẻ của Albert: Công trình anh hùng về những đôi giày sáng ngời cho trẻ em bị bệnh). (Ảnh: Youtube)

Albert đã qua đời vào ngày 16/10/2018 ở tuổi 76. Có một câu châm ngôn của người Mỹ rằng: “Bất kỳ hành động tử tế nhỏ nào cũng làm nên sự khác biệt”. Và Albert đã sống hết mình theo câu châm ngôn đó trong suốt cuộc đời của ông.

Hãy Chọn Những Cuốn Sách Hay:

Tham Khảo Nguồn: Tinhhoa

Đinh Tiến Thiết

Kỹ Sư - business man - Free man

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, chúc sức khỏe, giàu có hạnh phúc đến với bạn và gia đình!

Bạn đang vào blog kẻ lười tên là Đinh Tiến Thiết, trước đây hơn 1 thập kỷ là một Kỹ Sư Xây Dựng Công Trình Giao Thông - Đại Học Giao Thông Vận Tải nhưng hiện tại đang vận hành vài hệ thống kinh doanh địa phương và ngoài địa phương 100 triệu dân.

Các dịch vụ trong lĩnh vực năng lượng điện dân dụng Điện Lạnh, cho đến các sản phẩm thảo dược đến dịch vụ làm đẹp cao cấp.

Hi vọng một vài điều chia sẻ ít ỏi Thô Bỉ từ sự hiểu biết hữu hạn của mình sẽ mang lại vài giá trị nhỏ nào đó trong công việc cũng như cuộc sống của bạn!

Mong muốn bản thân kỷ luật để thành công, dù hứa 5 lần 7 lượt bỏ rượu bia vài năm trước nhưng giờ vẫn uống lại còn thêm cà phê, chè cháo chất kích thích vẫn rít đều hàng ngày, cũng thử rèn chế độ ăn cho người khoe khỏe chút nhưng...

...qua quán thịt nướng vẫn thấy thơm lắm, tự thấy bản thân là kẻ phàm phu, e rằng không biết bao lâu nữa mới thành chính quả lấy được chân kinh.

Đinh Tiến Thiết

Đinh Tiến Thiết

Tôi Có Thể Giúp Gì Bạn Không? Vâng Có thưa Quý Vị

Dịch vụ này cung cấp ĐỊNH VỊ GIÁ TRỊ trên internet cho cá nhân hay đơn vị kinh doanh siêu nhỏ hoạt động dựa trên dịch vụ phục vụ khách hàng!

TƯ VẤN

"Nếu không làm Marketing thì thôi, quên nó đi, để nó ngoài vùng quan tâm trong não, còn nếu đã làm Marketing thì phải làm Marketing Định Vị Giá Trị. Bất kể một hoạt động marketing nào mà không chạy trên nền tảng Định Vị Giá Trị... nó chỉ là một sự phí phạm thời gian năng lượng. Điều này luôn luôn áp dụng được bất kể đâu miễn là có con người tồn tại!" - Đinh Tiến Thiết -